Viscose là một loại vải thun được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Vậy vải viscose là vải gì? Đặc điểm của loại vải này là gì? Tại sao vải Viscose được ưa chuộng trong ngành dệt may? Hãy cùng ANIMA tìm hiểu về tất tần tật về chất liệu vải viscose này trong bài viết dưới đây.
Vải Viscose là vải gì?
Vải Viscose hay còn gọi là vải rayon, được sản xuất vào năm 1883. Nếu bạn đang thắc mắc visco là chất liệu gì hoặc chất liệu viscose là gì? Sợi viscose là vải gì? Đây là loại sợi tổng hợp từ chất xơ của sợi cellulose của các loại cây như sồi, thông, bạch đàn, mía, tre,...Vải có độ bền bỉ cao, thoáng mát và có cấu trúc tương tự như vải cotton. Vì vậy, vải Viscose thường được lựa chọn để thay thế cho cotton và polyester.
“100 viscose là vải gì ?” là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm
Nguồn gốc và sự phát triển của loại vải Viscose
Loại vải Viscose có nguồn gốc từ các nước Châu Âu trong thế kỷ 19, 20. Trong thời điểm này, giá thành của tơ tằm khá cao. Vì vậy, để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng, một nhà khoa học người Pháp đã sáng tạo ra vải viscose có cấu trúc tương đồng với tơ tằm truyền thống nhằm thay thế cho loại vải này.
Vải lụa Viscose có nguồn gốc từ Châu Âu
Vào những năm đầu thế kỷ 20, vải viscose được bày bán rộng rãi tại thị trường Châu Âu và sau đó được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Xem ngay: Cách ủi đồ bằng bàn ủi hơi nước an toàn và hiệu quả
Quy trình sản xuất vải Viscose chi tiết NHẤT
Quy trình sản xuất vải Viscose khá phức tạp và nhiều công đoạn. Sau đây là 6 bước cơ bản để sản xuất ra loại vải sợi này.
Bước 1: Xay sợi xenlulozơ thật nhuyễn đảm bảo chất lượng vải được đẹp và mịn.
Bước 2: Hoà tan xenlulozơ đã xay vào dung dịch natri hydroxit nhằm loại bỏ các tạp chất và tạo ra loại xenlulozơ có màu nâu gỗ.
Quy trình sản xuất vải viscose
Bước 3: Tiếp theo cho xenlulozơ đi qua con lăn để loại bỏ các tạp chất dư thừa sau đó cắt thành từng mảnh nhỏ.
Bước 4: Đưa các mảnh xenlulozơ vào hợp chất carbon disulfide. Phản ứng hoá học kết thúc và chất liệu viscose ra đời.
Bước 5: Dung dịch này sẽ được cho vào máy đùn sợi và tạo ra các sợi vải viscose. Lưu ý, trước khi kéo thành các tấm vải, sợi viscose sẽ được ngâm trong axit sunfuric.
Quy trình sản xuất vải viscose
Bước 6: Cuối cùng, nhà sản xuất sẽ dệt những tấm vải có kích thước khác nhau và đưa ra thị trường bán.
Xem ngay: 9+ mẹo tẩy mốc quần áo đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 1 lần thử
Ưu điểm và nhược điểm của vải Viscose
Anima sẽ chia sẻ cho bạn một số ưu nhược điểm của vải Viscose như sau:
3 loại vải viscose phổ biến
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại viscose để đáp ứng nhu cầu thời trang của người tiêu dùng. Sau đây là 3 loại vải viscose phổ biến nhất:
Vải viscose nguyên chất
Đây là loại vải chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay. Được sử dụng nhiều trong ngành may mặc và sản xuất, đặc biệt loại vải sợi này dễ bị co lại khi giặt ướt.
Vải viscose nguyên chất được bán phổ biến trên thị trường
HWM Rayon (HWM viscose)
Loại vải này nổi bật với khả năng thấm hút và giữ ấm tốt. Ngoài ra, quá trình làm bóng vải HWM Rayon khá đơn giản, bạn có thể giặt bằng tay hay máy đều không ảnh hưởng xấu tới chất lượng vải.
HWM viscose là loại vải có khả năng thấm hút và giữ ấm cực tốt
Vải viscose có độ bền cao
Là loại vải có khả năng chịu đựng tốt, vì vậy nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp dệt may hoặc sản xuất lốp xe.
Vải viscose có độ bền cao là loại có khả năng chịu đựng tốt
Ứng dụng của loại vải viscose
Hiện nay, vải viscose được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vải sợi viscose được dùng nhiều trong ngành may mặc và đang dần thay thế vải lụa vì giá thành “hạt dẻ”, tiết kiệm chi phí mà chất lượng cực kỳ tốt.
Loại vải viscose được ứng dụng trong ngành may mặc và ngành sản xuất
Một số sản phẩm được làm từ loại vải này như đồ trượt tuyết, quần áo thường ngày, chăn ga gối đệm, rèm cửa, khăn trải giường,... Ngoài ra vải viscose còn ứng dụng trong ngành sản xuất như: giấy bóng kính, lốp xe, đai ô tô, vỏ xúc xích,…
Xem ngay: Size áo 41 tương đương size gì? Cách chọn như thế nào?
Những lưu ý khi bảo quản vải viscose
Cuối cùng, Anima sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý khi bảo quản loại vải viscose:
- Không vắt, xoắn quá mạnh vì dễ tạo ra nhiều nếp nhăn trên mặt vải.
- Nên giặt bằng tay và nước sạch để vải được bền đẹp nhất.
- Nếu giặt đồ từ vải viscose bằng máy thì bạn nên chọn chế độ nhẹ để tránh làm biến dạng đồ.
- Không nên dùng chất tẩy rửa, xà phòng có độ PH mà thay vào đó bạn nên sử dụng loại ít bọt, kiềm thấp để cấu trúc sợi vải không bị phá vỡ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về loại vải viscose mà Anima tổng hợp được. Việc hiểu rõ về những đặc điểm và ứng dụng của loại vải này sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình lựa chọn trang phục phù hợp cho bản thân. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm may mặc được sản xuất từ sợi vải viscose? Hãy tham khảo ngay qua website Anima để được tư vấn và hỗ trợ.