Thời trang XANH - Từ giải pháp thành xu thế
Mỗi năm vấn đề về môi trường càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn, khi sản lượng khí thải và rác thải trong quá trình sản xuất ngày 1 nhiều hơn ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường sống của rất nhiều sinh vật trong đó có cả con người.
Thời trang gắn liền với ngành công nghiệp dệt may. Khi ngành dệt may càng phát triển, tốc độ xả thải ra môi trường cũng tăng theo sự phát triển của ngành. Mặc theo xu hướng, mua đồ hot-trend, đu trend,… những thói quen tiêu dùng bắt kịp thời đại kích thích ngành thời trang phát triển mạnh mẽ. Kéo theo đó, sản phẩm dệt may cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong việc đẩy rác thải ra ngoài môi trường.
Đối mặt với đó rất nhiều giải pháp được đưa ra, rất nhiều phong trào được thực thi và "Thời trang XANH" được coi là 1 trong những giải pháp tốt nhất và tuyệt vời nhất.
Thời trang XANH - giải pháp hữu hiệu nhất của ngành dệt may cho vấn đề môi trường
Vậy thời trang xanh là gì?
- Có 2 xu hướng thời trang XANH phổ biến nhất:
- Xu hướng thời trang “xanh” bắt đầu từ khâu sản xuất, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, xử lý an toàn và thiết kế sản phẩm có độ bền cao.
- Xu hướng thứ hai là “xanh” trong quá trình sử dụng. Thay vì để những món đồ xinh đẹp, thậm chí mới tinh, nằm yên trong tủ và ngày càng giảm giá trị, hãy “tuần hoàn” chúng. Một vài gợi ý được đưa ra để làm xanh quá trình sử dụng đó là việc chúng ta tái sử dụng các đồ vật, làm mới chúng bằng việc phối hợp khác nhau; tái chế khi có thể để hạn chế chấm dứt vòng tuần hoàn giá trị của sản phẩm.
Việc sản xuất những chiếc áo, chiếc quần từ chính những vật liệu thân thiện môi trường hoặc những vật liệu tái chế đang là 1 điều hết sức phổ biến trên thế giới.
Sự phổ biến của “Thời trang XANH”
Theo CNN, trong năm nay có khoảng 400.000 sinh viên thuộc các trường đại học như Đại học Brown, bang Michigan, Trường Yale, Notre Dame và Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill, đang sử dụng sợi Repreve nhằm sản xuất áo choàng tốt nghiệp cho sinh viên. Được biết, mỗi chiếc áo cần tới 27 chiếc chai để hoàn thành, trong khi đó chỉ cần 5 chai nhựa là đủ để sản xuất ra 1 chiếc áo T-shirt, và với 7 chai là bạn đã có 2 chiếc quần để mặc.
Không còn là chuyện viễn tưởng, quần áo làm bằng vải sợi tái chế đã và đang được sử dụng
Vải tái chế được kéo sợi từ plastic đã qua sử dụng. Sau khi được xử lý thông qua dây chuyền công nghệ hiện đại; chúng sẽ được tạo thành sợi polyester chất lượng cao để ứng dụng trong ngành may mặc. Cách tái chế này vừa giúp tái tạo nguồn rác thải nhựa vừa tạo ra chất liệu cho ngành may mặc. Chất vải này hiện này được rất nhiều thương hiệu thương trang sử dụng. Lý do là để cùng đồng hành với nhân loại để xây dựng một hệ sinh thái xanh.
Đặc điểm vải được tái chế
Những chất liệu thân thiện môi trường phổ biến có thể kéo thành sợi để sản xuất vải gồm có:
- Bamboo ( Sợi tre Việt Nam)
- Modal ( Cây gỗ Sồi)
- Cafe ( Bã từ hạt Cafe)
- Polyester ( Sợi kéo từ nhựa tái chế)
Thời trang “xanh” – xu hướng sử dụng vải tái chế đang ngày càng thu hút mọi người. Những chất liệu khác dù được ưa chuộng nhưng sau thời gian sử dụng; chúng có thể bị vứt bỏ. Riêng đối với sợi polyester từ nhựa, chúng vẫn có thể tiếp tục mang đi tái chế. Tạo thành một vòng lặp khép kín liên tục sử dụng và tái chế.
Vải sợi tái chế được làm từ chính phế liệu như chai nhựa, nilong
Loại vải này không hề khác về chức năng hay cấu trúc hóa học so với những chất liệu còn lại. Chúng có thể được dùng để may đa dạng các loại trang phục từ quần áo mùa hè cho đến trang phục mùa đông.
Vải được tái chế được sản xuất như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có câu "7 chai nhựa sẽ không bị xả thải ra môi trường với mỗi chiếc áo được làm từ vật liệu tái chế"
ANIMA 1 trong những đơn vị gắn liền với các sản phẩm đồng phục thân thiện môi trường